Ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm hơn ngoài trời

Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra một sự thật đáng ngạc nhiên là không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe hơn so với ô nhiễm không khí ngoài trời.

Tại sao lại có hiện tượng này? Làm thế nào để phòng tránh và hạn chế rủi ro từ ô nhiễm không khí trong nhà, hãy cùng POSO Việt Nam tìm hiểu!

  1. Ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm hơn ngoài trời

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có 4 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà, trong đó có 900.000 trẻ em. Đặc biệt, ở các nước có thu nhập thấp, khoảng 4% người già bị các bệnh về hô hấp, có nguy cơ mất trí nhớ cũng do nguyên nhân này.

Cụ thể, theo cảnh báo của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm gấp từ 2 đến 5 lần không khí ngoài trời. Tuy nhiên, do đã quen với môi trường trong nhà, chúng ta khó nhận biết các khí độc hại.

Nhiều nước trên thế giới đã ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà. Chẳng hạn như ISO, WHO được khuyến khích áp dụng ở EU, Canada, … và nhiều tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tại Australia, Trung Quốc, Singapore, Hongkong, …

Tại Việt Nam, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất, có tới 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp, mà nguyên nhân từ ô nhiễm không khí, đặc biệt là không khí trong nhà. PGS.TS Nguyễn Huy Nga – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế nhận định: “Chúng ta vẫn thường cảnh báo người già, trẻ nhỏ nên hạn chế ra đường để tránh các bệnh về đường hô hấp, dị ứng,… nhưng trớ trêu là họ lại hít phải khí độc hoặc nhiễm độc từ các vật dụng ngay trong nhà.”

Cách đây hơn 7 năm, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo tiêu chí môi trường không khí trong nhà, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức được ban hành.

  1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí ngoài trời rất dễ nhận biết bởi khói, bụi, mùi hôi,… song chúng ta lại rất khó nhận ra ô nhiễm không khí trong nhà bằng mắt thường. Ô nhiễm không khí trong nhà thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau:

2.1: Chất gây ô nhiễm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào

Có nhiều cách để các chất gây ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào ngôi nhà của bạn thông qua cửa ra vào, cửa sổ, thậm chí từ cả khớp nối, các vết nứt tường và các vết nứt trần, cũng như vết nứt trên tường. Hơn nữa, các thiết bị cơ khí, như quạt cũng có thể di chuyển không khí xung quanh khi chúng đang được sử dụng.

Các chất độc còn theo vào nhà thông qua các vật dụng chúng ta mang về từ bên ngoài. Chẳng hạn, ở các thành phố lớn, khói, bụi, khí độc, … từ phương tiện giao thông, nhà máy, … dễ dàng bám vào quần áo, túi xách của chúng ta vào nhà, sau đó tồn tại trong không gian sinh hoạt của gia đình. Lâu dần, chúng tích tụ và gây ô nhiễm không khí. Tương tự, ở các vùng nông thôn, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… từ đồng ruộng có thể theo gió bay vào trong nhà và tích tụ, gây hại cho sức khỏe.

2.2: Chất độc hại từ vật dụng trong nhà

          Các nhà khoa học cho biết, môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, khiến chúng ta bị kích ứng mắt, mũi và họng. Ô nhiễm VOC tồn tại với nồng độ rất cao trong nhà vì nó có trong hầu hết vật dụng như sàn, bàn ghế, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng,… Trong đó, Formaldehyde là chất gây ung thư có trong các đồ gia dụng chạy bằng ga, bông cách nhiệt, vải, thảm, mỹ phẩ,… Nếu tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp.

Ngoài ra, khu vực trong nhà với độ ẩm cao rất dễ bám bụi chính là môi trường thuận lợi để các loại nấm, mốc, vi khuẩn, virus phát triển.

Các vật liệu phát sinh từ nhu cầu sống như các loại sơn, các chất tẩy rửa, nước xịt phòng, các loại gỗ công nghiệp, các loại rèm và thảm làm bằng sợi nhân tạo cũng là tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà mà chúng ta ít để ý.   

  

2.3: Chất độc hại từ quá trình sinh hoạt

          Trong quá trình sinh hoạt, chúng ta cũng có thể vô tình tạo ra chất độc hại. Điển hình là khi hút thuốc lá trong phòng, người hút thuốc tạo ra 4000 chất ở dạng khí và hạt, trong đó có ít nhất 40 hợp chất gây ung thư.

Ngoài ra, việc sử dụng bếp than tổ ong, bếp dầu, bếp ga, … thậm chí chỉ xào nấu cũng thải ra CO2 và nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường trong nhà.

Ở trong nhà, không khí vốn ít lưu thông hơn ngoài trời và việc đóng cửa để tránh nóng, tránh rét khiến các chất độc tích tụ ngày càng nhiều trong không gian sống của chúng ta.

Tại các thành phố lớn, nhiều nhà ống, nhà mặt phố có diện tích nhỏ, ngõ nhỏ, mọi sinh hoạt như nấu ăn, giặt giũ, ngủ nghỉ,… đều trong một không gian chật hẹp thì nguy cơ ô nhiễm không khí, dẫn đến các hệ lụy cho sức khỏe càng nghiêm trọng.

  1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà

3.1: Vệ sinh đồ đạc

          Phương pháp đơn giản để giảm ô nhiễm không khí trong nhà là đẩy khí độc ra ngoài. Ngoài việc nên thiết kế một đường thông gió chuyên dụng, bạn cần thường xuyên vệ sinh đồ đạc trong nhà để loại bỏ các chất độc tích tụ. Việc này có thể giảm thiểu các chất gây ô nhiễm lâu ngày trong rèm cửa, thảm, bàn ghế,…

3.2: Đặt cây xanh hút bụi bẩn

          Cây xanh cũng là một phương pháp giúp giảm ô nhiễm không khí trong nhà. Trong quá trình quang hợp, cây xanh sẽ hấp thụ CO2 và thải ra khí O2, giúp căn nhà được thông thoáng hơn.

3.3: Sử dụng máy lọc không khí

Tuy nhiên, các phương pháp trên thường chỉ giúp giảm bụi bẩn và CO2. Để có thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà, giải pháp toàn diện nhất là sử dụng máy lọc không khí gia đình.

Hiện nay, các loại máy lọc không khí thường được vận hành theo 1 trong 2 nguyên lý hoạt động bao gồm: phương pháp lọc thụ động (sử dụng màng lọc) và phương pháp lọc chủ động (không sử dụng bộ lọc mà áp dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ ion, công nghệ ozon, công nghệ UV).

Tuy nhiên, dù được vận hành theo cách nào, các máy lọc không khí hiện nay còn có nhiều lợi ích cho không gian và sức khỏe, bao gồm:

Lọc bụi bẩn, làm sạch không khí: Không chỉ làm sạch bụi bẩn, các máy lọc không khí có thể loại bỏ đến 99,97% nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, chúng có thể tiêu diệt hơn 95% các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Giảm tĩnh điện: Không khí quá ẩm trong nhà sẽ khiến điện dễ bị rò rỉ, nhất là ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm như nước ta. Các máy lọc không khí sẽ giúp cân bằng độ ẩm một cách nhanh chóng và an toàn.

Dưỡng ẩm: Nhờ khả năng tạo ẩm tự động từ bộ lọc ẩm, máy lọc không khí sẽ giúp độ ẩm trong không gian giữ ở mức ổn định và cân bằng. Điều này cũng sẽ giúp dưỡng ẩm cho da và tóc.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ô nhiễm không khí, ô nhiễm không khí trong nhà và các giải pháp để bảo vệ sức khỏe gia đình. Liên hệ với POSO Việt Nam để được tư vấn cụ thể!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN POSO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Giải pháp về Điện Năng Lượng Mặt Trời, Lọc không khí Hàn Quốc và Lọc nước tổng sinh hoạt HIKARIX Nhật Bản.
VPGD: Số 04 LK6 Khu nhà ở Cục Cảnh Sát Hình Sự, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
VPĐD tại Lào Cai: Số 010-012 Soi Tiền, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.
CSKH: 0888.392.121 – VPĐD Tại Lào Cai: 0833.392.121
Email: posovn@gmail.com

Website: https://poso.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/POSOVN/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *