Biến động giá năng lượng toàn cầu và dự báo xu hướng giá điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh cấu trúc thương mại năng lượng toàn cầu bị ảnh hưởng do xung đột Nga – Ukraine dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu. Các chuyên gia dự báo, giá năng lượng, đặc biệt là giá điện khó có thể ổn định trong tương lai gần. Tình hình giá điện ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác như thế nào? Và hướng đi nào cho ngành điện Việt Nam? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:

1.Giá điện trên thế giới đang ở mức nào?

1.1. Thị trường châu Á

Mới đây, giá than Trung Quốc tăng rất mạnh còn giá bán điện không đổi làm cho các công ty phát điện trì hoãn mua than để phát. Trung Quốc đã có những cải cách về giá bán lẻ điện, trung bình điện cho sinh hoạt được giữ nguyên, trong đó, giá bán điện sản xuất và kinh doanh được đẩy lên 30%, cao hơn định mức trung bình.

Tại Thái Lan, ước tính từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, yếu tố nhiên liệu sẽ tăng thêm 0,2338 baht cho một kWh điện lên thành 1,2991 baht. Điều đó làm cho giá điện bán lẻ trung bình tăng lên 4 baht mỗi kWh, tương đương với 2.720 VND/kWh. Giá đó chưa tính phí dịch vụ hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 6.000 đến 24.000 VND/tháng.

Gần đây, Tập đoàn Năng lượng Singapore đã tuyên bố sẽ tăng giá điện thêm 9,8% trong vòng 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 để đạt giá điện 27,94 cent Singapore đô la cho một kWh – tức là tăng 42% so với tháng 9/2020. 

1.2. Thị trường châu Âu

Ngay đầu tháng 4, Chính phủ Anh nâng giá trần bán buôn điện lên thêm 50% so với định mức cũ, tạo điều kiện cho giá bán lẻ điện tăng lên mức tương ứng. Giá điện trung bình hiện nay đang nằm ở mức 0,28 bảng Anh/kWh, tương đương 8.190 VND/kWh, so với 0,163 bảng Anh vào năm 2019. 

Tại Đức, các gói điện mới được bổ sung từ tháng 3/2022 với giá cao hơn 23% so với tháng 12/2021. Với những hộ dân dùng ở mức 5.000 kWh/năm, giá điện đã lên tới 42 Euro cent/kWh, tương đương 10.227 VND/kWh. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức là quốc gia có giá điện cao nhất thế giới.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, giá điện ở châu Âu đang tăng theo chiều xoắn ốc lên mức cao nhất trong nhiều năm. 

2. Thị trường và xu hướng giá điện tại Việt Nam 

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân thấp so với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, chỉ bằng 51% so với Philippines- quốc gia có giá điện cao nhất khu vực.

Đầu tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cam kết sẽ không tăng giá điện trong năm 2022 dù phải chấp nhận không có lợi nhuận. Tuy nhiên, EVN cho biết sẽ khó có thể cân đối trong các năm tiếp theo nếu giá nhiên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.

Năm 2022 là năm thứ ba liên tiếp giá bán lẻ điện bình quân giữ nguyên dù giá nhiên liệu đầu vào cho phát điện tăng rất cao. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành điện trong tương lai. Thậm chí, theo dự báo của các chuyên gia, trong 3 năm sắp tới, tình trạng thiếu điện có thể xảy ra ở nhiều nơi.

3. Hướng đi nào cho ngành điện Việt Nam?

Với sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật, công nghệ, hiện nay việc lắp điện mặt trời áp mái ngày càng trở thành xu thế. Bởi thực tế, đầu tư điện mặt trời không chỉ dừng lại ở giải pháp tiết kiệm tiền điện hàng tháng, mà còn giúp người dân và doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn điện và một phần bớt phụ thuộc vào EVN.

Điển hình như mùa hè năm 2021, do ảnh hưởng của những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao khiến công suất tiêu thụ điện toàn quốc liên tục lập đỉnh mới, có ngày lên tới 41,709 MW phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Riêng tại khu vực miền Bắc, công suất tiêu thụ điện cũng đã lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Điều này khiến nhiều thiết bị điện liên tục vận hành quá tải, dẫn đến xảy ra sự cố cục bộ trên lưới điện cũng như trong gia đình. 

Sử dụng điện mặt trời sẽ giúp người dân luôn chủ động được nguồn cung cấp điện, đồng thời giảm áp lực lên lưới điện vào giờ cao điểm hay những đợt cao điểm sử dụng điện, không lo quá tải dòng điện.

Với số giờ nắng trong năm nhiều, chi phí đầu tư điện mặt trời cho gia đình giá cả không quá đắt đỏ, người dân hoàn toàn có thể thu lợi nhuận từ việc bán nguồn điện năng dư thừa cho EVN. Dù giá bán điện có giảm từ 18-30% thì nhờ tiết kiệm tiền điện mỗi tháng và lợi nhuận thu được từ bán điện dư thừa, trung bình mỗi gia đình chỉ mất từ 5 đến 6 năm để hoàn lại vốn và có thể tiếp tục sinh lãi trong vòng 20 năm tiếp theo.

Theo các chuyên gia tính toán, trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu hụt điện năng, nhất là trong những đợt nắng nóng cao điểm của mùa hè. Giai đoạn thiếu hụt nghiêm trọng nhất sẽ tập trung trong 3 khoảng năm tới với sản lượng thiếu hụt từ 1,5 tỷ kWh-5 tỷ kWh. Do vậy, đầu tư điện mặt trời góp một phần tiết kiệm điện, giúp giảm áp lực cấp điện tại chỗ trong tình hình hiện nay.

Ngành điện lực thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Tại Việt Nam, việc sử dụng năng lượng mặt trời đang dần trở thành xu hướng của cả các doanh nghiệp và các gia đình hiện nay. Nhiều gia đình không tiếc đầu tư cả chục triệu một lần để đảm bảo nguồn điện sử dụng, không bị tác động, ảnh hưởng từ những vấn đề xã hội. 

Trong xu hướng phát triển nguồn năng lượng xanh sạch, POSO VIỆT NAM tiếp tục ra mắt thị trường nhiều sản phẩm về năng lượng phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội.

Liên hệ với POSO để được tư vấn kỹ hơn./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *