Bỏ cơ chế giá FIT, có nên đầu tư điện mặt trời mái nhà?

Câu chuyện bỏ cơ chế giá FIT (giá ưu đãi cố định) đối với điện mặt trời mái nhà khiến không ít doanh nghiệp và người dân thấp thỏm. Bởi lẽ với dự thảo mới, giá điện mặt trời áp mái có thể giảm tới 30% thì việc có nên đầu tư phát triển điện mặt trời hay không và xu hướng phát triển điện mặt trời trong tương lai là gì đang là câu hỏi lớn của nhiều nhà đầu tư.

Giá điện mặt trời mái nhà năm 2021 sẽ như thế nào?

Tháng 8 vừa qua, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, tới đây, sẽ có những thay đổi trong chính sách đối với điện mặt trời áp mái theo hướng sẽ không còn cơ chế giá FIT ưu đãi trong 20 năm như trước đây. Bộ Công thương lý giải cho sự thay đổi này là vì theo sơ đồ điện VII, đến năm 2020 sẽ có 850MW điện mặt trời. Tuy nhiên, với quyết định số 11 và 13 của Chính phủ về cơ chế phát triển điện mặt trời, đến hết năm ngoái, nước ta đã phát triển hơn 10.000 MW điện mặt trời, nghĩa là gấp hơn 10 lần so với quy hoạch. Mục đích của sự thay đổi chính sách này còn nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp điện mặt trời để dùng, chứ không phải đầu tư nhằm hưởng giá cao khi đẩy lên lưới bán điện.

Vậy, giá điện mặt trời năm 2021 sẽ được tính như thế nào? Đến thời điểm này, dự thảo về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đã được Bộ Công thương trình Chính phủ nhằm thay thế cho quyết định 13 đã hết hiệu lực từ năm ngoái. Dự thảo đưa ra tỷ lệ tự dùng tại chỗ của các dự án là 70-90% nhằm giảm áp lực đầu tư lên lưới điện, truyền tải và phân phối điện. Còn lại 10-30%, doanh nghiệp sẽ bán điện mặt trời cho EVN.

Gia-mua-dien-mat-troi-mai-nha-nam-2021-du-kien

Theo bảng dự thảo, giá mua điện mặt trời năm 2021 sẽ giảm từ 18-27% chỉ còn 5,89-6,84 cent/kWh tùy vào quy mô và loại hình dự án. Quy mô công suất hệ thống lắp đặt của dự án càng lớn thì mức giá sẽ càng thấp. Nghĩa là sẽ không áp dụng một mức giá chung cho tất cả các loại hình điện mặt trời mái nhà.

Dự án điện mặt trời- Đâu là xu hướng cần nắm bắt?

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời đã là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Đầu tư, lắp đặt điện mặt trời không chỉ giúp giải quyết bài toán cho ngành điện mà còn đem lại lợi ích bền vững cho môi trường và sức khỏe của người dân, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, với mức giảm từ 18-27% đối với giá điện mặt trời áp mái theo quy định trong dự thảo thì đầu tư như thế nào để đảm bảo hài hòa được lợi ích giữa nhà đầu tư với Nhà nước và người dân?

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức giá này dù không hấp dẫn như trước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho nhà đầu tư. Quan trọng hơn, thay đổi này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư là các doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời để tự phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, vừa đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp lại vừa giảm được chi phí về điện-một khoản tiền không nhỏ mà hàng tháng doanh nghiệp phải trả. Vì thế, đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản xuất-tự tiêu thụ, vừa dùng, vừa tạo nguồn thu được nhận định sẽ là xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.

du-an-dien-mat-troi-mai-nha-tại-Lao-Cai

 

Ở góc độ lớn hơn, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế, việc các doanh nghiệp đầu tư, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng sạch, trong đó có năng lượng mặt trời không còn đơn thuần là bài toán kinh tế nhằm tiết giảm chi phí nữa mà đó cũng là cách xây dựng thương hiệu về doanh nghiệp sản xuất xanh, phát triển bền vững và thân thiện môi trường. Điều này sẽ mở ra cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

Đầu tư điện mặt trời phân tán ở khu vực phụ tải lớn

Đến thời điểm này, khi công suất điện mặt trời mái nhà đã lên tới 9.000 MWp, song những nơi có nhu cầu phụ tải lớn là khu công nghiệp, khu chế xuất… mới chỉ chiếm 30%. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển điện mặt trời ở các khu vực này là rất lớn.

Phổ biến hiện nay là hai hình thức đầu tư điện mặt trời ở các khu công nghiệp bao gồm hình thức doanh nghiệp tự đầu tư công nghệ điện mặt trời trên mái của nhà máy, xí nghiệp và hình thức Build-Lease-Transfer (Xây dựng-Cho thuê-Chuyển nhượng). Với việc tự đầu tư, doanh nghiệp sẽ bỏ chi phí lắp điện mặt trời  thông qua sự tư vấn của các công ty điện mặt trời. Thực tế, nhiều công ty, doanh nghiệp điện năng lượng mặt trời đang triển khai nhiều dịch vụ từ tư vấn đến lắp đặt, bảo trì, bảo hành hệ thống điện mặt trời áp mái cho các nhà máy sản xuất với chi phí tối ưu.

 

thi-cong-lap-dat-dien-mat-troi-mai-nha

 Với hình thức Xây dựng-Cho thuê-Chuyển nhượng, mô hình này đang ngày càng phát triển bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Không cần bỏ vốn đầu tư ban đầu, không phải lo lắng về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trong suốt thời gian hợp đồng, mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững lại tiết kiệm chi phí, thậm chí còn tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid 19 khiến các doanh nghiệp vô cùng khó khăn, thay vì bỏ số vốn lớn đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà thì nguồn vốn này sẽ được dành ưu tiên để doanh nghiệp khôi phục và mở rộng sản xuất.

Việc phát triển điện mặt trời phân tán, gắn với nhu cầu phụ tải tại chỗ cũng sẽ góp phần phát huy lợi thế hạ tầng sẵn có, làm giảm áp lực cho ngành điện về đầu tư lưới truyền tải điệnphân phối điện.

Như vậy, với việc bỏ cơ chế giá FIT (giá ưu đãi cố định), dù đầu tư điện mặt trời mái nhà có thể không hấp dẫn như trước đây nhưng nhà đầu tư vẫn có lợi nhuận và quan trọng hơn là có nguồn năng lượng sạch để sử dụng, tiết kiệm đáng kể chi phí tiền điện. Đặc biệt, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh khôi phục, khi đó, nhu cầu điện của các nhà máy, xí nghiệp sẽ gia tăng thì đầu tư điện mặt trời phân tán ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thực sự là xu hướng mà các doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng cơ hội phát triển.

 Công ty Cổ phần POSO Việt Nam là nhà nhập khẩu, phân phối dịch vụ, phát triển các dòng sản phẩm và giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình, nhà máy, trang trại, farm nông nghiệp, farm điện mặt trời. Trước những thay đổi trong cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời theo hướng bỏ giá FIT, POSO đang nghiên cứu và phát triển các giải pháp điện mặt trời cho các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp theo hướng vừa dùng, vừa tạo nguồn thu nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Thông tin liên hệ:

 Website: https://poso.com.vn

 Facebook: https://www.facebook.com/POSOVN/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *