Dự báo nhu cầu lắp đặt điện mặt trời trong mùa hè 2022

Vào mùa hè, không chỉ nắng nóng, oi bức mà hóa đơn tiền điện vào mỗi cuối tháng cũng là nỗi ám ảnh với nhiều gia đình. Khó chịu hơn là trong những đợt nắng nóng cao điểm còn xảy ra tình trạng mất điện do cúp điện luân phiên và do quá tải hệ thống. Do đó, nhu cầu lắp đặt điện mặt trời luôn luôn tăng phi mã vào mỗi mùa hè. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng POSO dự báo nhu cầu lắp đặt điện mặt trời trong mùa hè 2022. 

1. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao vào mùa hè

Nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết mùa hè ngày càng khắc nghiệt và khó lường. Đỉnh điểm là có những đợt nắng nóng trên 40 độ C kéo dài. Thậm chí, năm ngoái, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt còn diễn ra đến tận tháng 8, nhiều nơi ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục. Đây là hình thái thời tiết hiếm thấy, cho thấy sự biến đổi ngày càng bất thường của thời tiết.

Nếu như trước đây chỉ sử dụng quạt là có cảm thấy dễ chịu thì hiện nay, thời tiết nắng nóng gay gắt cộng thêm tác động của hiệu ứng nhà kính khiến hầu hết các gia đình đều phải sử dụng điều hòa để làm mát. Tủ lạnh cũng phải hoạt động hết công suất để bảo quản đồ ăn. Đó là những lý do khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, thậm chí thường xuyên khiến lưới điện quá tải. 

Cụ thể, vào năm 2019, lượng điện sinh hoạt tháng 3 và 4 tăng từ 30,69% đến 36,43% so với tháng 2. Gần đây nhất, vào mùa hè năm 2021, do nắng nóng kéo dài, lượng tiêu thụ điện liên tục lập kỷ lục mới. Theo thông tin từ tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc ngày 1/6/2021 lập kỷ lục mới với con số là 880,3 triệu kWh, tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng hơn 15% so với trung bình tuần trước đợt nóng.

Do đó, mặc dù đã cắt điện luân phiên, lượng điện sản xuất vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân. Ở nhiều địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, sập hệ thống điện, gây mất điện. Nhiều gia đình thậm chí phải ra khách sạn ở trong những ngày nắng nóng, mất điện.

Các chuyên gia năng lượng dự báo năm nay, lượng tiêu thụ điện có thể còn tăng cao hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh và các gia đình hạn chế đi học, đi chơi vào mùa hè nên có thể ở nhà sử dụng điều hòa, máy lạnh,… cả ngày.

2. Chi phí sinh hoạt cho mùa hè năm nay tăng cao 

Do ảnh hưởng của chiến sự Nga – Ukraine, thời gian gần đây, giá xăng liên tục tăng, gấp rưỡi và có khả năng gấp đôi so với năm ngoái. Giá xăng tăng nhanh chóng kéo theo lạm phát cũng như tăng giá các mặt hàng. Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, nếu giá xăng tăng 10% thì lạm phát tăng thêm 0,34% trong thời gian đó. Vì vậy, giá lương thực, thực phẩm,… chắc chắn sẽ tăng cao. 

Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt vào mùa hè vốn tăng cao hơn nhiều so với các mùa khác trong năm. Đơn giản nhất là rau xanh – sản phẩm rẻ nhất trong sinh hoạt gia đình cũng tăng giá liên tục khi mùa hè tới. Lý do là nắng nóng khiến rau xanh khó tăng trưởng, trong khi nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao, đặc biệt là những loại rau có tác dụng thanh nhiệt như mùng tơi, rau đay, rau ngót,…

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với các nông sản khác. Ngoài ra, hóa đơn sử dụng nước cũng sẽ tăng cao gấp nhiều lần.

Khi chi phí sinh hoạt tăng cao, tiền điện hàng tháng sẽ trở thành áp lực, thậm chí là gánh nặng với nhiều gia đình. Đối với các gia đình sử dụng điều hòa, tiền điện có thể lên tới vài triệu đồng, thậm chí là hàng chục triệu đồng. 

3. Lắp đặt điện mặt trời là giải pháp tiết kiệm điện và giảm chi phí sinh hoạt

Mặc dù có chi phí đầu tư lớn, lắp đặt điện mặt trời vẫn là giải pháp tối ưu để tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho cả gia đình. 

3.1: Giảm chi tiền điện

Hiện nay, các hệ thống điện mặt trời áp mái thường có giá vài chục triệu đồng. Đây có thể là con số khá lớn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, xét lợi ích lâu dài, đây lại là giải pháp vô cùng tiết kiệm. 

Mỗi hệ thống điện mặt trời thường có tuổi thọ là từ 25 đến 30 năm. Khi lắp điện mặt trời áp mái, chỉ cần bỏ ra khoảng 50 triệu đồng, gia đình sẽ hầu như không phải nộp tiền điện hàng tháng trong suốt 25-30 năm đó. Hoặc nếu phải nộp thêm thì chi phí cũng không đáng kể. Việc này sẽ giúp giảm áp lực rất lớn từ chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình. Theo thống kê, chỉ sau 4-5 năm là các hộ gia đình có thể hòa vốn đầu tư, như vậy gia đình sẽ có lượng điện thụ động nhờ vào hệ thống điện mặt trời áp mái.

3.2: Không lo nắng nóng   

Như đã phân tích, mặc dù phải chi thêm rất nhiều tiền điện, song vào các đợt nắng nóng cao điểm, các gia đình vẫn phải chịu cảnh nóng bức do nhiều khu vực mất điện. Việc sử dụng điện tự túc dựa vào hệ thống điện mặt trời sẽ giúp các gia đình không còn phải chịu cảnh nắng nóng. Thậm chí, với các hệ thống có kèm theo ắc quy trữ điện, dù mất điện 2, 3 ngày liên tiếp, các gia đình cũng sẽ không phải lo lắng về tiền điện hay không có điều hòa, máy lạnh trong những ngày thời tiết oi bức.

Như vậy, lắp đặt điện mặt trời là giải pháp tối ưu cho các gia đình trong mùa hè. Để có nhiều lựa chọn, được lắp đặt bởi đơn vị uy tín với chính sách bảo hành hấp dẫn, các gia đình nên quyết định lắp đặt điện mặt trời sớm. Việc này sẽ giúp tránh được các rủi ro như chất lượng thiết bị không tốt, đơn vị thi công “tay ngang”,… khi lắp đặt vào mùa cao điểm. Liên hệ với POSO để được tư vấn kỹ hơn./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *