Những lưu ý khi đặt máy lọc không khí trong phòng

Máy lọc không khí đang dần trở thành một thiết bị quen thuộc và hữu ích trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, khi sử dụng máy lọc không khí, người dùng nên có một vài lưu ý về không gian, vị trí đặt máy lọc không khí. Lắp đặt và sử dụng máy lọc không khí như thế nào mới có thể phát huy tối đa hiệu quả lọc khí của máy? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của POSO để tìm hiểu kĩ hơn nhé.

1.Không gian nào phù hợp để đặt máy lọc không khí 

1.1: Phòng ngủ

Có ước tính cho rằng, chúng ta dành 1/3 cuộc đời để ngủ, tương đương với 8 tiếng mỗi ngày. Điều đó cũng đồng nghĩa, chúng ta đang dành 1/3 cuộc đời để hít thở không khí trong phòng ngủ. Bởi vậy, lắp đặt máy lọc không khí trong phòng ngủ là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Không thể phủ nhận, không khí sạch,  trong lành sẽ khiến giấc ngủ của bạn sâu và ngon hơn. Song song với đó, quá trình đào thải, tiết độc tố của cơ thể cũng hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả hơn.

Có một lưu ý nhỏ khi bật máy lọc không khí trong phòng ngủ,  bạn nên chọn chế độ lọc nhẹ nhàng hoặc chế độ Sleep ban đêm để máy lọc không gây ồn, không ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

1.2: Phòng khách

Không gian tiếp theo có thể lắp đặt máy lọc không khí chính là phòng khách. Với bất kỳ thiết kế phòng khách nào thì việc lắp đặt máy lọc không khí cũng đều phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy lọc không khí cho phòng khách riêng biệt hay phòng khách được thiết kế chung với không gian bếp.

Sau một ngày dài trở về nhà, mở cửa ra, luồng không khí đầu tiên bạn cảm nhận được chính là không khí trong phòng khách. Việc lắp đặt máy lọc không khí trong phòng khách cho phép bạn luôn được tận hưởng nguồn không khí sạch, trong lành. 

Đối với phòng khách, máy lọc không khí nên đặt cạnh bàn uống nước. Bởi đây chính là vị trí mà chúng ta thường xuyên sẽ ngồi tới và điều đó đảm bảo cho mỗi người lúc nào cũng đón nhận được hết luồng khí trong lành.

1.3: Phòng làm việc

Lắp đặt một chiếc máy lọc không khí trong phòng làm việc chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn cho bạn. Bởi điều đáng nói ở đây chính là sự tác động qua lại giữa không gian xung quanh và sự tập trung, tư duy, sáng tạo của não bộ. Trong quá trình tập trung làm việc, cơ thể  bạn cũng cần liên tục bơm oxy lên não, nếu lúc này bạn được hít thở một bầu không khí trong lành thì lượng oxy bơm lên não cũng sẽ tốt hơn, từ đó thúc đẩy khả năng tập trung, sáng tạo hơn. 

2. Cách chọn vị trí đặt máy lọc không khí trong phòng tốt nhất

2.1: Vị trí đặt máy lọc không khí nên cách tường tối thiểu 20cm, cách trần từ 50cm

Dù lắp đặt máy lọc không khí ở không gian nào trong phòng, bạn nên thiết kế đặt máy lọc cách tưởng tối thiểu là 20cm và cách trần là từ 50cm. Đây được coi là khoảng cách lý tưởng để máy lọc được hoạt động tốt nhất và đem lại hiệu quả tối ưu nhất. 

2.2: Đặt nơi khô ráo và bằng phẳng

Vị trí máy lọc không khí trong phòng phải được lắp đặt ở mặt bằng phẳng, khô ráo để nước ngưng tụ trong màng lọc không ngấm vào dây dẫn điện, tránh các hiện tượng chập, cháy điện không mong muốn xảy ra. Đồng thời, vị trí bằng phẳng cũng giúp máy hoạt động ổn định, không bị nghiêng, lật hay có nguy cơ rơi vỡ.

2.3: Không đặt thiết bị trong góc khuất

Khi lắp đặt máy lọc không khí trong phòng, bạn cần chú ý không để máy ở các vị trí như góc, ngách, không đặt ở phía sau đồ nội thất – những nơi bị tủ quần áo, tivi, kệ trang điểm chắn lối thoát vì điều đó khiến máy không hút hết không khí trong phòng và hạn chế luồng không khí lưu thông. Đồng thời luôn chú ý để máy lọc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời gây hư hỏng các bộ phận máy. 

2.4: Tránh xa đầu và không phả trực tiếp vào mặt

Nếu lắp đặt máy lọc không khí trong phòng ngủ, bạn cần chú ý thiết kế vị trí lắp đặt cách đầu từ 1-2m và tránh để không khí phả thẳng vào mặt vì điều đó có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Chưa kể, nếu lắp đặt máy sát đầu rất dễ khiến không khí khi phả thẳng vào đầu sẽ gây ra hiện tượng choáng váng, đau đầu thường gặp ở một số người.

3. Một số lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trong phòng

3.1: Lựa chọn công suất máy lọc phù hợp với không gian phòng

Lựa chọn máy lọc phù hợp với không gian phòng là lưu ý đầu tiên và cũng là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của máy lọc. Một chiếc máy lọc với công suất lớn nhưng lắp đặt ở một không gian nhỏ sẽ gây lãng phí điện năng khi chúng phải hoạt động với cường độ lớn nhưng chỉ phục vụ ở một không gian hẹp. Ngược lại, nếu với một không gian lớn nhưng lắp đặt máy công suất thấp thì quá trình lọc không khí sẽ diễn ra lâu hơn, máy phải hoạt động tối đa công suất nên dễ dẫn tới tình trạng nhanh hỏng hóc. 

Chính vì thế, khi chọn lắp đặt máy lọc không khí trong phòng, bạn cần lựa chọn máy lọc không khí phù hợp với diện tích phòng.

3.2: Thay màng lọc định kỳ

Màng lọc không khí là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc không khí. Để máy lọc không khí phát huy tối đa công dụng của nó, bạn cần chú ý tới thời gian thay màng lọc cho máy. Máy lọc không khí có màng lọc sạch sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, đem lại nguồn không khí trong lành nhất. 

Thời gian thay màng lọc tuỳ vào các loại máy. Bạn cần thay màng lọc của máy theo đúng thời gian nhà sản xuất khuyến nghị. 

3.3: Thường xuyên vệ sinh máy và khu vực đặt máy

Máy lọc không khí có cơ chế hoạt động theo nguyên tắc đối lưu. Máy hút không khí ở phòng, sau đó đi qua các màng lọc và các màng lọc này sẽ giữ lại toàn bộ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí. Tiếp đó, máy sẽ xử lý và đưa luồng không khí sạch ra ngoài. Do đó, bạn nên vệ sinh thường xuyên các bộ lọc và màng lọc không khí để máy hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn không thường xuyên lau dọn máy cũng như vệ sinh vị trí đặt máy thì cặn bẩn sẽ ngày càng nhiều hơn gây tắc máy, thậm chí là xuất hiện chập cháy, hư hỏng. 

3.4: Không để máy hoạt động cả ngày

Bất cứ thiết bị máy móc nào nếu hoạt động liên tục 24/24 suốt một thời gian dài đều sẽ không tốt, máy lọc không khí cũng như vậy. Máy hoạt động với công suất tối đa trong nhiều thời gian khiến tuổi thọ máy nhanh bị giảm và sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Không chỉ dừng lại ở đó, quá trình ấy cũng sẽ làm máy hoạt động quá tải dẫn đến quá nhiệt và hư hỏng các linh kiện bên trong.

3.5: Tránh các thiết bị phát sinh nhiệt

Giống như bao thiết bị khác, máy lọc không khí cũng là một trong những thiết bị điện hoạt động ở bước sóng nên khó tránh khỏi tình trạng hoạt động kém nếu ở các môi trường gần các thiết bị điện. Bởi các thiết bị phát sinh nhiệt, điện như tivi, radio, máy giặt, tủ lạnh có thể làm cản sóng vô tuyến, ảnh hưởng đến hiệu năng của máy lọc không khí.

Các lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trong phòng cũng sẽ giúp máy lọc không khí nhà bạn hoạt động với với hiệu năng tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *