Vì sao điện mặt trời ngày càng được ưa chuộng?

Vào cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, điện mặt trời bắt đầu trở nên phổ biến hơn trên thế giới, nhưng vẫn phát triển khá chậm chạp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, các mô hình điện mặt trời ngày càng được ưa chuộng và được các nhà khoa học đánh giá là có những bước phát triển mang tính đột phá.

1. Điện mặt trời đang phát triển nhanh trên thế giới

          Khác với các loại năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt,… năng lượng mặt trời có thể coi là nguồn tài nguyên vô hạn mà chúng ta có thể khai thác. Các nhà khoa học dự báo rằng, trong tương lai không xa, điện năng lượng mặt trời sẽ thay thế các hình thức sản xuất điện khác như thủy điện, nhiệt điện,… bởi sự bền vững và thân thiện với môi trường. Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều quốc gia coi điện mặt trời là một trong những ngành phát triển chủ đạo của nền kinh tế quốc gia.

1.1: Trung Quốc:

Các nhà khoa học đánh giá, Trung Quốc là quốc gia có khả năng sản xuất điện mặt trời lớn nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, các nhà máy điện mặt trời tại Trung Quốc có thể sản xuất lên đến 1330 Gigawatts mỗi năm. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang sở hữu dự án điện mặt trời lớn nhất thế giới tại sa mạc Tengger, với công suất lên đến 1547 Megawatts. Trước đó, kể từ năm 2018, công suất điện mặt trời tại Trung Quốc đã chiếm một nửa so với tổng công suất điện mặt trời trên thế giới. Năm 2019, 6 trên 10 dự án điện mặt trời có quy mô lớn nhất thế giới cũng là ở quốc gia này.

Đến nay, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Có được hiệu quả đó là nhờ vào những chính sách đặc biệt của chính phủ nước này. Cụ thể, từ năm 2006, Trung Quốc đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo, đặt nền móng cho cuộc cách mạng phát triển năng lượng sạch. Tiếp đó, tại Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (2011-2015) và lần thứ XIII (2016-2020), Trung quốc đã chỉ ra phải ưu tiên phát triển năng lượng xanh và bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải carbon và thay đổi cấu trúc thị trường than.

1.2: Nhật Bản:

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia sớm nhận thức về vai trò của việc sử dụng năng lượng tái tạo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Ngay từ năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng năng lượng tái tạo với thời gian trả nợ tối đa lên tới 10 năm. Trong đó, những gia đình cải tạo nhà, chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời được vay số tiền tối đa lên đến 5 triệu yên, tương đương gần 5.000 USD. Cùng với đó, chính phủ Nhật Bản mua điện mặt trời với giá cao hơn giá thị trường và giảm giá bán các tấm pin năng lượng mặt trời.

Theo kế hoạch, đến năm 2030, trong cơ cấu nguồn điện tại Nhật Bản, năng lượng tái tạo chiếm từ 22-24%, nhiên liệu hóa thạch 56% và năng lượng hạt nhân từ 20-22%.

1.3: Mỹ:

Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu về phát triển năng lượng tái tạo. Cụ thể, với điện mặt trời, từ năm 1982, quốc gia này đã xây dựng nhà máy quang điện 1 Megawatts đầu tiên trên thế giới tại bang California.

Để đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng điện mặt trời nói riêng, chính phủ Mỹ đã đề ra chính sách năng lượng sạch lâu dài nhằm tạo ra một thị trường bền vững cho năng lượng tái tạo, khuyến khích và hỗ trợ việc tích hợp năng lượng tái tạo, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này. Đồng thời, Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp kịp thời nhằm cải thiện lưới điện bằng cách tăng cường hạ tầng cơ sở truyền dẫn kết hợp với kế hoạch hóa phát triển lưới điện tiên tiến hơn để duy trì tính tin cậy và bền vững của loại năng lượng này.

2. Điện mặt trời đang được chú trọng phát triển tại Việt Nam

Còn tại Việt Nam, sản lượng điện mặt trời cũng tăng nhanh qua từng năm. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2020 đã huy động 5,41 tỷ kWh từ nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời đạt 4,71 tỷ kWh, tăng gấp 5,35 lần so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, trên toàn quốc đã lắp đặt 13.784 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 379,9 MWp.

Đóng vai trò to lớn trong những thành công đó, quan trọng nhất phải kể đến các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo(FiT) của chính phủ. Các chính sách này khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo bằng cách đảm bảo một mức giá cao hơn thị trường dành cho các nhà sản xuất, cụ thể như sau:

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề cương Quy hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia thứ 18. Việc phát triển và thu hút đầu tư vào năng lượng đầu tư được xác định là hai trong số các ưu tiên quan trọng trong bản Quy hoạch này.

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã được thông qua. Quyết định này không những giúp cho nhiều tổ chức đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời tiết kiệm được chi phí điện hoạt động hàng năm, mà còn đem lại nguồn thu đáng kể từ việc bán lại lượng điện dư cho đơn vị điện lực.

3. Điện mặt trời – giải pháp tối ưu cho mùa hè

Mặc dù có vốn đầu tư ban đầu khá lớn, song điện mặt trời vẫn có những ưu thế vượt trội so với các ngành năng lượng truyền thống. Đó cũng là lý do điện mặt trời ngày càng ưa chuộng, đặc biệt là trong mùa hè.

3.1: Tiết kiệm chi phí:

Như đã nói, mặc dù cần đầu tư vốn khi lắp đặt, xét về lâu dài, sử dụng điện mặt trời vẫn là giải pháp vô cùng tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

Trước hết, việc lắp đặt điện mặt trời giúp giảm đáng kể hóa đơn điện mỗi tháng. Trong những năm qua, giá điện trong khu vực dân cư liên tục tăng. Đặc biệt, vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nếu không lắp điện mặt trời, bạn sẽ phải đối mặt với khoản tiền điện khổng lồ mỗi tháng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sinh hoạt của gia đình.

Trung bình các hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ có thời gian sử dụng là từ 25 đến 30 năm. Trong khi đó, chỉ cần 4-5 năm là có thể hòa vốn đầu tư ban đầu. Chưa kể đến, trong những đợt nắng nóng cao điểm, lượng điện hệ thống sản xuất nhiều hơn lượng điện sử dụng thì chúng ta có thể bán điện cho hệ thống lưới điện quốc gia. Như vậy, khác với các hình thức sử dụng điện khác, sử dụng điện mặt trời là một cách đầu tư hiệu quả.

3.2: Sử dụng năng lượng bền vững, thân thiện với môi trường

Điện mặt trời được xếp vào nhóm năng lượng tái tạo bởi có thể xem như không cạn kiệt trong tương lai gần. Đây là nguồn năng lượng miễn phí, giúp chúng ta không bị phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, ngay cả những hôm trời nóng gay gắt.

Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời thay vì nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, từ đó giảm các tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, bao gồm ảnh hưởng xấu đến thời tiết, mực nước biển dâng cao và thay đổi hệ sinh thái.

Chính bởi điện mặt trời đang là xu hướng với những ưu thế vượt trội, ngày càng nhiều đơn vị, thậm chí có cả những đơn vị tay ngang chịu trách nhiệm thi công. Tuy nhiên, cần phải chú ý lựa chọn đơn vị uy tín để tránh “tiền mất, tật mang”: vừa tốn kém, hiệu quả sử dụng lại không cao. POSO Việt Nam là đơn vị uy tín chuyên cung cấp giải pháp điện mặt trời với chính sách bảo hành hấp dẫn, có lợi cho người dùng. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *